Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Phải chăng nghề dịch công chứng 'ngồi mát ăn bát vàng'?

Nói đến làm dịch công chứng ắt hẳn mọi người đều nghĩ là nghề hái ra tiền. Nhu cầu trao đổi văn hóa, kiến thức, ngôn ngữ và giao thương đều cần có công lao của những người hành nghề dịch công chứng. Vậy một công việc có thể hành nghề tự do, không cần vốn tại sao lại không hái ra tiền?

Như dịch giả Lê Quang từng nói: “ Nghề này bạc bẽo vô cùng”. Có lẽ những suy nghĩ của ta đối với cái nghề dịch công chứng đáng trân trọng này hoàn toàn trái ngược với thực tế mà các biên dịch kiếm được. Lý do để họ tồn tại trong nghề dịch công chứng này có lẽ là đam mê, miễn là họ không quá bận rộn, miễn là họ đừng có lúc nào cũng dùng đầu tính toán chuyện tiền bạc thay vì trái tim yêu nghề thì dịch công chứng mới có thể tồn tại.

Khó khăn về ngôn ngữ, lăn tăn về con dấu khiến dịch công chứng không dễ dàng với bất kỳ ai.

Phần quan trọng nhất trong quá trình thực hiện việc dịch công chứng hồ sơ là công đoạn xin con dấu xác thực, đây là điểm đặc trưng của loại hình này, chính tính pháp lý của dịch công chứng và đặc trưng riêng đó khiến chuyện hoàn tất chẳng phải lúc nào cũng nhanh được ngay cả đối với người lành nghề bởi trong một vài trường hợp dịch công chứng còn cần làm thêm vài bước xác thực khác khá rối và tốn công sức lẫn thời gian rất nhiều. Tuy nhiên chất lượng của bản sao y lại phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng dịch thuật - khâu vừa dễ vừa khó tùy theo loại ngôn ngữ của hồ sơ chính là gì; chỉ đảm bảo phần này được chuẩn xác tối ưu thôi cũng có lắm cái khó để kể.

Dịch công chứng và chuyện “cơm áo gạo tiền”

Chẳng thể đủ sống nếu chỉ dịch sách” là lời khẳng định của mọi dịch giả. Bởi lẽ quá trình biên dịch bỏ thời gian ra thì nhiều nhưng nhuận bút được tính trên mỗi trang dịch công chứng lại thấp, chỉ vài chục nghìn đồng cho một trang tùy theo mật độ chữ, còn với những tài liệu cần dịch công chứng ở mức độ khó hơn, chuyên ngành hơn thì được cao giá hơn một tí cho 350 chữ đã được dịch sang tiếng Việt. Trung bình một biên dịch có thể kiếm được 3-4 triệu đồng cho một tháng đối đới những thứ tiếng thông thường, còn đối với những thứ tiếng lạ, hiếm người dịch thì có lẽ thu nhập thấp hơn.

Với cuộc sống ngày nay thì việc kiếm được 3-4 triệu đồng một tháng chỉ đủ nuôi cái miệng ăn chứ kể chi đến việc có dư. Nghề dịch công chứng hái ra tiền như mọi người thấy có chăng là ở những công ty kinh doanh từ nghề dịch thuật, đây cũng là lý do xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp làm mảng này và dễ thấy chuyện đó trên kết quả của Google khi tìm kiếm về loại hình dịch vụ này, nó nhiều đến mức gây loạn như trong bài Thông tin dịch công chứng giá rẻ trên Google đang bị nhiễu đã từng kể qua và có cả lý giải kèm theo. Về phần người làm nghề dịch công chứng, những người trực tiếp thực hiện hồ sơ, họ cũng phải “cày sâu cuốc bẫm” bao nhiêu năm tháng để tích lũy kiến thức mới có thể làm ra tiền nên cũng chẳng thể nói họ ngồi không nhàn hạ mà có tiền được.

Chỉ với lòng đam mê dịch công chứng liệu bạn có trang trải được cuộc sống

Để phát triển ngành dịch công chứng những người trong nghề này đã cố gắng và nỗ lực đưa cái đam mê của mình lên trên trên một nghề nghiệp hái ra tiền bởi lẽ với năng lực của họ, ngoài nghề dịch công chứng thì có thể kiếm được một công việc kiếm ra tiền nhiều hơn. Chẳng hạn, với vốn ngôn ngữ của mình chỉ cần trang bị thêm một bằng cấp nghiệp vụ thì các biên phiên dịch của chúng ta có thể tìm một công việc tại các công ty nước ngoài với một mức lương cao hơn so với nghề dịch công chứng. Nhưng họ vẫn theo đuổi đam mê bởi họ có thể dung hòa được công việc, bên cạnh đó thị trường dịch công chứng đang dần khó hơn hay ít nhất là loạn hơn sau khi quy định mới được ban hành, bởi sự cạnh tranh trong nghề này sẽ tăng cao như bài Nên giao quyền dịch công chứng thêm cho bên nào? có đề cập đến lý do sâu xa đằng sau quy định mới đấy.

Ngoài ra thì câu nói “Không có tiền cạp đất mà ăn” cũng khá thực tế, tiền là công cụ để giúp mang lại hạnh phúc theo một cách nào đó. Dường như chúng ta đang bị cuốn vào đồng tiền, chúng ta đang vô tình trở thành những người “làm tiền”. Nói vậy, không nhất thiết phải chọn duy nhất một con đường là "đam mê" hay "kiếm tiền trang trải cuộc sống" từ nghề dịch công chứng, bởi nếu chúng ta cân bằng và hòa hợp chúng lại thì có thể nghề dịch công chứng sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc kiếm tiền cũng như tích lũy kiến thức phục vụ đam mê với nghề dịch. “Qua cơn bĩ cực mới đến ngày thái lai”, trải qua nhiều khó khăn cho “miếng cơm manh áo” như vậy thì mới cảm thấy quý trọng và càng yêu quý hơn cái nghề “có tiếng mà không có miếng” này.

Kiến tiền hay cống hiến từ ngành dịch công chứng

Thực chất người kiếm tiền từ nghề dịch công chứng không ai khác là các công ty dịch thuật và họ mới thực sự là kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” còn với những biên dịch mới vào nghề như sinh viên mới ra trường, họ chẳng thể làm gì khác là “ngậm bồ hòn làm ngọt” để tiếp tục được sống với đam mê của mình, đương nhiên là sinh viên mới ra trường cũng có cả mục tiêu “kiếm tiền”. Hầu hết những lứa sinh viên mới ra trường đều có một niềm trăn trở đó là mình sẽ làm gì để trang trải cuộc sống đây khi không còn sự chu cấp của gia đình nữa hoặc vì lý do nào khác. Bất kể nơi nào kiếm được tiền thì mình sẽ đến đó… và có rất nhiều lý do để chúng ta lăn xả vào nghề dịch công chứng để kiếm tiền mà quên rằng bản chất thực sự của việc kiếm tiền đó là kết quả của sự cống hiến.


Ý nghĩ lao vào ngành dịch công chứng để sinh nhai cũng vì tin rằng nghề này dễ làm dễ ăn, cũng không thể trách họ khi thấy đa phần hồ sơ cần dịch công chứng thường ở dạng quen thuộc và cần sử dụng ngay tại Việt Nam, tuy nhiên khi thực sự bước vào nghề này chẳng dễ gì để luôn có những hợp đồng như thế, lúc ấy phải nhận mọi loại hồ sơ có thể mà nhiều lúc dịch công chứng theo kiểu thường xong còn cần làm thêm mấy lần xác nhận khác nhau như trong bài Quan hệ chuẩn giữa dịch công chứng, phòng tư pháp và việc xuất ngoại đã có phân tích chuyên đề về phần này, hoàn toàn không "dễ ăn" như bên ngoài vẫn thấy. Lại xét riêng về mặt con người và sống nghề, cho đi và sẽ được nhận lại, đó là điều tất yếu, sự cống hiến không chỉ giúp trang trải cuộc sống mà quan trọng hơn nữa nó còn giúp họ trưởng thành, giúp họ học được nhiều điều hơn từ ngành dịch công chứng bởi ở đây không chỉ có chuyên môn ngoại ngữ mà tính xã hội lẫn pháp lý cũng rất nhiều, độ quan trọng và tầm bao quát của nó cũng chẳng hề ít.

Tóm lại, một chuẩn mực cho nghề dịch công chứng là điều mà những người dịch vẫn khắc khoải chục năm trời nay. Và có vẻ như từ bấy đến giờ, tình trạng dịch ẩu, dịch tràn lan, thiếu hụt yếu tố văn hóa vẫn đang tiếp diễn đối với nghề dịch công chứng, thậm chí bùng nổ không giới hạn. Và hiện trạng bị cuốn vào những cuộc chạy đua đồng tiền dường như đang diễn ra, khiến cho các biên dịch cũng đã bắt đầu buông xuôi mặc cho “nước chảy bèo trôi”. Chính vì thế, có vẻ như người đọc và khách hàng chỉ còn biết trông đợi vào những biên dịch đúng nghĩa.

Tin Mới Đó Đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét